Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
HomeKiến thức Logistics - Xuất nhập khẩuQuản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

Nội Dung Chính

”Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm của việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao.”

Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Hoạt động và định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng (SCM) đã liên tục thay đổi và phát triển để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chuỗi cung ứng bao gồm phạm vi rộng của các ngành, lĩnh vực khác nhau; các định nghĩa của chuỗi cung ứng cũng vì vậy mà có nhiều sự khác biệt do đặc thù của từng ngành nghề và lĩnh vực.

Thông thường Quản trị chuỗi cung ứng có thể bị nhầm lẫn với việc quản lý Logistics. CSCMP (Council of Supply Chain Management Professionals) đã định nghĩa chính thức về thuật ngữ này như sau:

Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng của CSCMP:

Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau.”

Quản trị chuỗi cung ứng – các ranh giới và mối quan hệ
Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm của việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần lưu ý ở trên, cũng như các hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp của các quá trình và các hoạt động của các bộ phận tiếp thị, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.

Sự cần thiết của một chuỗi cung ứng toàn diện với hiệu quả và hiệu suất cao

Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh trong đó có thể kể đến lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm, kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng. Ngày nay, nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh doanh sẽ giúp họ đến gần với vực thẳm hơn. Vì để đầu tư một bộ máy làm việc với nhiều bộ phận để hoàn thành một sản phẩm, họ phải gánh trên mình một khoảng phí khổng lồ. Trong đó là chưa kể đến năng lực sản xuất và công nghệ mà họ đang sở hữu.

Thay vì vậy, hãy kết bạn và liên kết với các đối tác khác mà ở đó họ sẽ làm tốt hơn và thậm chí có thể cung cấp với mức phí thấp hơn rất nhiều. Giả sử, ở mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, nhà cung cấp có thể giúp tiết kiệm 10% chi phí thì ở thành phẩm cuối cùng chi phí có thể giảm được 10%, một lợi ích nữa là giúp giảm mức đầu tư cho sản xuất ở các công đoạn đó.

Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?

Chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ không dễ dàng có được nếu không có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp với nhau. Trò chơi Beer Game và mô hình Bullwhip ví dụ cho sự khó khăn trong chuỗi cung ứng. Ở đó các nhà cung cấp phải quản lý dòng thông tin, sản phẩm và tài chính một cách chặt chẽ nhất có thể để tránh tổn thất và duy trì mức lời nhất có thể cho toàn chuỗi.

Trong một chuỗi cung ứng, có rất nhiều yếu tố tác động đến tính hiệu quả của nó, ở đây chúng ta có thể nhắc đến một đại diện có sự ảnh hưởng đó là dự báo nhu cầu (Demand forcasting). Đó là một vài con số nói lên số lượng và thời gian mà khách hàng cần hàng hóa. Con số này nếu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp dẫn đến không có lời hoặc thậm chí là lỗ, nếu quá nhỏ sẽ không đủ cung cấp cho khách hàng dẫn đến việc khách hàng bắt buộc phải đổi nhà cung cấp khác cũng làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Vậy phải làm sao? Chắc chắn là doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu thị trường bên cạnh việc có những nỗ lực cần thiết để duy trì một chuỗi cung ứng hoàn hảo nhất có thể!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN LIÊN QUAN