Thứ tư, Tháng Một 15, 2025
spot_img
HomeChưa được phân loại Kaizen Là Gì? 5s Là Gì?

[Infographic] Kaizen Là Gì? 5s Là Gì?

Nội Dung Chính

Hãy cùng EMS Việt Nam tìm hiểu về Kaizen và 5S nhé!

[Infographic] Kaizen Là Gì? 5s Là Gì?
[Infographic] Kaizen Là Gì? 5s Là Gì?

Kaizen là gì?

Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật, được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là “ongoing improvement” hoặc “continuous improvement” và trong tiếng Trung, Kaizen được phát âm là Gansai, nghĩa là hành động liên tục cải tiến, mang lại lợi ích vì tập thể hơn là lợi ích của cá nhân.

KAIZEN là cải tiến, cải thiện, là sự cải tiến không ngừng, nó có liên quan đến mọi người, nhà quản lý lẫn công nhân. KAIZEN là sửa chữa và làm tốt hơn một việc gì đó mà đã gây khó khăn cho con người. Triết lý của KAIZEN cho rằng: dù bất cứ nơi đâu – gia đình hay xã hội – đều cần được cải tiến liên tục.

5S là gì?

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, “SĂN SÓC”, “SẴN SÀNG”. Từ ý nghĩa của các từ bắt đầu bằng 5 chữ S, các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu như sau:

SEIRI (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.
SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng
SEISO (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị)
SEIKETSU (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.
SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện

Infographic

Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy xem sự khác nhau giữa Kaizen và đổi mới:

Các lợi ích Kaizen mang lại:

Lợi ích hữu hình:

Tích luỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn;
Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.

Lợi ích vô hình:

Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến;
Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết;
Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí;
Xây dựng nền văn hoá công ty.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN LIÊN QUAN