Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
HomeKiến thức Logistics - Xuất nhập khẩuLogistics Và Chuyện Về Những Thất Bại Nổi Tiếng Lịch Sử

Logistics Và Chuyện Về Những Thất Bại Nổi Tiếng Lịch Sử

Nội Dung Chính

Logistics là một trong những chức năng quan trọng nhất của kinh doanh ngày nay. Chẳng có công ty tiếp thị, sản xuất, thực hiện dự án nào có thể thành công mà không có sự hỗ trợ của logistics.

Mặc dù khái niệm logistics tương đối mới, nhưng các hoạt động của nó thì không. Logistics tồn tại từ những ngày đầu của nền văn minh. Nguyên liệu và thành phẩm luôn được di chuyển trên quy mô nhỏ hoặc lớn. Mọi thứ bắt đầu thay đổi với sự phát triển của vận tải và dân số di chuyển từ nông thôn lên thành thị.

Không còn người dân sống gần các trung tâm sản xuất, và hoạt động sản xuất không diễn ra gần khu dân cư. Khoảng cách địa lý giữa các điểm sản xuất và tiêu thụ tăng tăng lên, vì thế sự phát triển của logistics lại càng trở nên quan trọng hơn.

Nhưng logistics không phải là không có thất bại, và một khi logistics thất bại, hậu quả có thể trở nên khổng lồ. Và từ các thất bại trong logistics chúng ta có thể thấy rằng nó không chỉ ảnh hưởng công ty và doanh nghiệp, mà còn tạo nên sự thành công và thất bại trong chiến tranh và chính trị.

Thất bại logistics trong lịch sử

Một trong những thất bại nổi tiếng nhất về logistics là vào năm 1812, từ cuộc chinh phục Nga của Napoleon. Vào thời điểm đó, với hầu hết phần lục địa châu Âu nằm dưới sự kiểm soát của mình, cuộc xâm lược Nga là một nỗ lực để buộc Nga Hoàng Alexander I một lần nữa chấp nhận các điều khoản hiệp ước mà Napoleon đã áp đặt vào bốn năm trước đó.

Sau khi đã huy động được hơn nửa triệu binh sĩ từ Pháp, cũng như tất cả các quốc gia dưới trướng ở châu Âu, Napoleon tiến vào Nga với quân đội lớn nhất từng được nhìn thấy. Nhưng một cái gì đó đã sai lầm khủng khiếp.

Kỷ luật kém, bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt của Nga là một trong những lý do cho thất bại của Napoleon vào năm 1812. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất cho sự thất bại của cuộc chiến này là: Logistics.

Phương pháp chiến tranh của Napoleon dựa vào sự tập trung nhanh chóng của lực lượng tại một nơi chủ chốt để tiêu diệt nhanh kẻ thù của mình – ông xuyên thủng biên giới Nga với một đội quân hơn nửa triệu người và kế hoạch của ông là mang trận chiến đến hồi kết trong vòng hai mươi ngày, bằng cách buộc người Nga phải chiến đấu một trận chiến lớn.

Trong trường hợp kế hoạch của mình thất bại, ông đã chuẩn bị một đoàn xe có thể cung cấp 30 ngày thực phẩm. Nhưng thực tế hơi nằm ngoài sức tưởng tượng. Napoleon nhận ra, điều mà Đức cũng sẽ biết vào năm 1941, Nga có một mạng lưới đường bộ rất kém, do đó ông đã buộc phải hành quân trên một mặt trận rất hẹp. Mặc dù ông đã chuẩn bị đoàn xe thực phẩm lớn hơn bình thường, thực phẩm buộc phải bổ sung thêm bởi bất cứ thứ gì người lính có thể kiếm trên đường đi.

Khi thời gian trôi qua, những người lính đã bắt đầu chật vật, do phải tìm kiếm thức ăn xa hơn. Quân đội Pháp đã sớm suy yếu do chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu thốn vật tư, từ quân đội ấn tượng 600.000 binh sĩ, chỉ dưới 100.000 người có thể trở về Pháp.

Thất bại Logistic trong chiến tranh hiện đại

Một ví dụ về sự thất bại logistic trong thời chiến tranh hiện đại, khi giao thông đã được phát triển hơn so với năm 1812, là sự thất bại của cuộc chiến Lebanon lần thứ hai.

Trong tháng 7 năm 2006, IDF (Israel Defense Force – Lực lượng phòng vệ Israel) hoạt động ở miền nam Lebanon tìm mọi cách để làm dịu cơn khát của họ. Bất kỳ chai nước nào đều bị tiêu thụ ngay lập tức. Mất nước là chỉ là một vấn đề trong chuỗi dài những thất bại logistics trong suốt cuộc chiến Lebanon lần thứ hai.

Trong mùa hè năm 2006, IDF giải tán sư đoàn logistics chịu trách nhiệm hậu cần cho các đơn vị chiến đấu. Vì trong các cuộc chiến tranh trước, hoạt động của các sư đoàn hậu cần bị đánh giá là cồng kềnh, thường bị lạc đường, và thậm chí đã chiếm nhầm xe bọc thép hoặc chặn các tuyến đường quan trọng.

Vấn đề gặp phải trong cuộc Chiến tranh Lebanon Thứ hai là sự thất bại của lên kế hoạch logistics chiến tranh – các lực lượng trên mặt đất tiến nhanh hơn so với tốc độ tuyến hậu cần cho nó. Thức ăn và nước mang theo quân đội chiến đấu chỉ cho một hoặc hai ngày hoạt động đã bị tiêu thụ từ lâu trước khi nguồn tiếp viên đến nơi.

Các vấn đề về hậu cần, dường như, chỉ là ưu tiên thấp của các chỉ huy, và kết quả là sự hiện diện của một đội quân vừa đói vừa khát sâu trong lãnh thổ thù địch. Với sự tuyệt vọng của nguồn cung, viện trợ bằng dù cho các lực lượng trên mặt đất được triển khai trên các khu vực có đầy hệ thống tên lửa SAM. Hoạt động nguy hiểm này đưa các phi công, máy bay và thiết bị vào vòng vây nguy hiểm. Trong một số trường hợp, các thiết bị được thả gần cho lực lượng chiến đấu IDF. Nhưng ở các sự cố khác, thiết bị đã được thả trực tiếp vào tay Hezbollah.

Thất bại về chuỗi cung ứng trong nền kinh tế đang phát triển

Webvan là một doanh nghiệp “tín dụng và giao hàng” trực tuyến đã phá sản vào năm 2001. Họ cung cấp các sản phẩm đến tận nhà của khách hàng chỉ sau 30 phút đặt mua. Thời kì cao điểm, họ cung cấp dịch vụ trên mười thị trường tại Mỹ: San Francisco Bay Area, Dallas, San Diego, Los Angeles, Chicago, Seattle, Portland, Atlanta, Sacramento, và Orange County. Và công ty hy vọng sẽ mở rộng ra tới 26 thành phố.

Trong khi thị trường Webvan đã được mở rộng, số tiền chi cho cơ sở hạ tầng lại vượt xa tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng, và công ty dần sử dụng hết vốn. Một thất bại trong chiến lược Logistics đã buộc công ty phải phá sản – Webvan đặt một đơn hàng hơn 1 tỷ USD với công ty kỹ thuật Bechtelto để xây dựng nhà kho, mua một đội xe tải giao hàng, hệ thống máy tính và thiết bị văn phòng khi không có một xu lợi nhuận nào được thu hồi. Vào tháng 4 năm 2001, Webvan thông báo rằng họ sẽ cạn vốn vào quý IV năm 2001, trừ khi họ nhận được thêm tài trợ. Và trong quý đầu tiên của năm 2001, công ty tuyên bố phá sản sau khi chi tiêu toàn bộ $ 697,000,000 đầu tư vốn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN LIÊN QUAN