DDP (nơi đến quy định), là một điều khoản của Incoterms. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
DDP (Delivery Duty Paid) – Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến và đã sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định.
Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến và có nghĩa vụ thông quan cho hàng hóa, không chỉ thông quan xuất khẩu mà còn thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông quan xuất và nhập khẩu.
Điều kiện DDP 2010 thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán:
Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu mọi chi phí và rủi ro đưa hàng hóa tới địa điểm đó. Nếu người bán, theo quy định của hợp đồng vận tải, phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến thì người bán không được đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên.
Các bên không nên sử dụng điều kiện DDP 2010 nếu người bán không thể trực tiếp hay gián tiếp làm thủ tục nhập khẩu.
Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DAP.
Mọi khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) hay các loại thuế khác phải nộp khi nhập khẩu do người bán chịu, trừ phi có thỏa thuận khác một cách rõ ràng trong hợp đồng mua bán.
Incoterm DDP 2020 có gì khác?
Tách DDP thành hai điều kiện mới: DTP và DPP.
DDP sẽ biến mất khỏi Incoterms 2020. Tuy nhiên, thay vì loại bỏ nó hoàn toàn, Ủy ban soạn thảo sẽ tách DDP thành hai điều kiện mới, đó là DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan ) và DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan).
Hiện tại DDP quy định người bán phải nộp thuế hải quan tại nơi đến, bất kể hàng hóa được giao đến nơi đâu (địa chỉ của người mua, kho hoặc ga đến…).
Với những thay đổi này, người bán vẫn sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế hải quan nhưng sẽ có sự phân biệt rõ ràng hơn liên quan đến nơi giao hàng cuối cùng.
Với DTP, người bán chịu trách nhiệm tất cả các chi phí liên quan đến vận tải bao gồm thuế hải quan khi hàng hóa được giao đến ga (có thể là cảng biển, cảng hàng không, trung tâm vận tải …) tại nơi đến.
Với DPP, người bán chịu trách nhiệm tất cả các chi phí liên quan đến vận tải bao gồm thuế hải quan khi hàng hóa được giao đến bất kỳ địa điểm nào khác không phải là ga vận tải, ví dụ, địa chỉ của người mua.
So sánh điều kiện FCA (Nhóm E) và điều kiện DDP (nhóm D)
Nhóm E (EXW-Ex Works): Giao hàng tại xưởng
Đây có thể nói là nhóm mà người bán gần như không chịu 1 trách nhiệm gì về hàng hóa và cũng chẳng cần làm bất cứ một việc gì kể cả khai hải quan cho lô hàng.
Nhóm E thường áp dụng cho những mặt hàng có tính độc quyền cao mà người mua cần phải mua và người bán là người ít chấp nhận rủi ro hoặc thiếu kiến thức về xuất nhập khẩu.
FCA (Free Carrier) : Giao hàng cho người chuyên chở
Đây là điều kiện miễn trách nhiệm vận chuyển (Free Carrier). Tức là người bán chỉ bốc hàng lên phương tiện vận chuyển do người mua chỉ định và vị phương tiện vận chuyển này đã được quy định trước ( thường là người mua quy định).
Do đó, sau khi bàn giao là người bán miễn trách nhiệm trong quá trình phương tiện vận chuyển trở hàng về kho của người mua. Nếu trong quá trình vận chuyển có xảy ra trách nhiệm gì thì người bán hoàn toàn không chịu trách nhiệm.
Nhóm D (Delireres) : DAT, DAP, DDP
DDP (Delivered duty paid) : Giao hàng đã thông quan nhập khẩu.
Điều kiện này người bán chịu mọi rủi ro đến khi đưa hàng đến nơi và chịu mọi trách nhiệm thông quan xuất nhập khẩu. Có thể nói DDP là nghĩa vụ cao nhất của người bán trái ngược hoàn toàn với điều kiện E giao hàng tại cảng.
Rất mong những thông tin này có thể đem lại cho quý khách hàng thêm thông tin về các điều khoản Incoterm hiện hành. Hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi nếu như còn thắc mắc khác!