Thứ năm, Tháng chín 12, 2024
spot_img
HomeChưa được phân loạiVận chuyển đường biển từ Mexico về Việt Nam bằng đường biển...

Vận chuyển đường biển từ Mexico về Việt Nam bằng đường biển uy tín, chuyên nghiệp

Nội Dung Chính

Mexico, quốc gia có biên giới giáp Mỹ ở phía bắc. Theo hình thức Cộng Hòa Liên Bang với hình thức hợp chủng quốc Mexico. Ngoài ra, Mexico giáp với Guatemala và Belize về phía đông nam, mặt phía tây và tây nam giáp là biển Thái Bình Dương, giáp với vịnh Mexico về phía đông.

Vận chuyển đường biển từ Mexico về Việt Nam bằng đường biển uy tín, chuyên nghiệp
Vận chuyển đường biển từ Mexico về Việt Nam bằng đường biển uy tín, chuyên nghiệp

Cơ sở hạ tầng sân bay, cảng biển, đường sắt và đường bộ được Mexico phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhằm mục tiêu phục vụ kinh tế theo định hướng xuất khẩu.vận chuyển hàng từ mexico về việt nam

Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mexico lên tới 4 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Mexico sang Việt Nam bao gồm: tôm, tôm hùm, mực, máy kéo, bột mì, thịt và rượu (bia).

Vận chuyển hàng từ Mexico về Việt Nam bằng đường biển phí ra sao?

Hiệp sẽ liệt kê các chi phí cơ bản bạn phải trả khi vận chuyển hàng từ Mexico về Việt Nam bằng đường biển. Bạn tham khảo để có thể thỏa thuận với đối tác của bạn về trách nhiệm cũng như chi phí các bên trả cho quá trình vận chuyển này trong hợp đồng kinh tế!

* Chi phí chính tại Mexico

Sea freight – Chi phí vận chuyển đường biển (Sea freight – LCL/FCL)
Trucking – Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng (xe tải hoặc xe container)
Kiểm dịch thực vật, động vật
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Tờ khai hải quan xuất khẩu…
Chi phí tại cảng biển Mexico (nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…)
Local charge – Hãng tàu bên Mexico thu các phụ phí (THC, D/O, Seal…)
Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa quốc tế (có thể mua tại đầu Việt Nam hoặc Mexico)

* Chi phí chính tại Việt Nam

Phụ phí tại cảng Việt Nam (nâng hạ container, lưu bãi, lưu kho…)
Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu (THC, D/O, CIC, lưu container)
Thủ tục hải quan nhập khẩu tại Việt Nam
Thuế nhập khẩu, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm tra Nhà nước
Bốc xếp, vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho của bạn

Thông tin về cảng biển M​exico

Cảng Altamira: nằm trên bờ biển phía đông Mexico, phía tây của Vịnh Campeche, cảng xử lý hàng rời, khô và lỏng, hóa dầu, LNG, container, ô tô quá khổ và hàng hóa dự án. Hoạt động kinh doanh cảng chủ yếu là hàng container cho các tàu đi biển.

Cảng Ensenada là cảng vận chuyển và là bến du thuyền ở Ensenada. Cảng nước sâu này nằm ở Bahia de Todos Santos và năm 2010 đã tiếp nhận 3.592.891 tấn hàng hóa. Tàu đến cảng từ các cảng lớn ở châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cảng đứng thứ 2 Mexico về mức độ sầm uất và về số lượng du thuyền, tàu du lịch cập cảnh.

Cảng Lazaro Cardenas là cảng biển lớn nhất Mexico và là một trong những cảng biển lớn nhất ở khu vực Thái Bình Dương, với năng lực khai thác hàng năm khoảng 25 triệu tấn hàng hóa và 2.2 triệu TEU. Cảng xử lý hàng container, hàng rời và hàng chất lỏng.

Cảng Manzanillo là một cảng biển nằm ở Manzanillo, Colima, Mexico và là một trong những cảng bận rộn nhất ở Mexico, chịu trách nhiệm xử lý hàng hóa cho Thái Bình Dương và Thành phố Mexico. Các mặt hàng nhập khẩu chính của cảng là hàng tiêu dung như sáp, các sản phẩm thép, và các linh kiện máy móc. Hầu hết hàng hóa xuất khẩu từ cảng đi các quốc gia như Mỹ, Canada, Chile, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Singapore…Một số quốc gia quan trọng khác gồm Tây Ban Nha, Nga và Đức. Nhà kho có sức chứa 3500 tấn sản phẩm thủy hải sản, bến tàu container có thể khai thác cùng lúc 3 tàu, trong một giờ làm việc đạt đến 1200 thùng hàng ở mỗi con tàu…

Cảng Veracruz nằm trên bờ vịnh Mexico ở phía nam trung tâm Mexico, cách thành phố Mexico hơn 300 km về phía đông nam. Cảng Veracruz là cảng có lịch sử lâu đời và lớn nhất Mexico. Nhờ được chú trọng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mà công xuất hiện tại của cảng đạt đến 700,000-800,000 đơn vị phương tiện mỗi năm.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN LIÊN QUAN