Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
spot_img
HomeKiến thức ngànhCross Docking Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Cross Docking

Cross Docking Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Cross Docking

Nội Dung Chính

Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng.

Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng.
Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng.

Hoạt động kho hàng mà không có hàng tồn kho

Trong 4 chức năng chính của hoạt động kho hàng (Tiếp nhận, lưu trữ, thu gom đơn hàng, gửi hàng đi) hai chức năng tốn kém nhất là lưu trữ (do các chi phí lưu trữ hàng tồn kho) và thu gom đơn hàng (do các chi phí lao động).

Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng. Ý tưởng chính của kĩ thuật này là chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi – bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian. Các lô hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở Cross dock và đôi khi chưa tới 1 giờ.

Các Cross dock là các cơ sở trung chuyển chủ yếu tiếp nhận các xe chở hàng đã được phân loại và gom nhóm với các sản phẩm khác và xếp chúng sang các xe tải đầu ra (outbound trucks). Các xe này sẽ rời khỏi Cross dock đến một khu vực sản xuất, một cửa hàng bán lẻ hay cross dock khác.

Điều gì làm cho Cross Docking khác với kho hàng truyền thống?

Trong mô hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định. Trong mô hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.

Vậy điều đó có nghĩa rằng trong mô hình Cross Docking, khách hàng (một cửa hàng bán lẻ chẳng hạn) phải đợi thêm thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa đến kho? Đúng, nhưng việc vận chuyển này phải tuân theo một lịch trình giao hàng chắc chắn và nghiêm ngặt để bù đắp bất cứ sự không chắc chắn nào liên quan việc đến kéo dài lead time (trong trường hợp này lead time là thời gian từ lúc khách đặt hàng/ hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng). Trái lại, nếu Cross Docking khi được thực hiện đúng sẽ cho phép các công ty loại bỏ chi phí tồn kho và giảm chi phí vận chuyển đồng thời cùng một lúc.

Lợi ích của Cross Docking:

Thứ nhất: Trong một vài trường hợp, hao phí được các nhà bán lẻ xác định gắn liền với việc giữ hàng trong kho đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn định. Trong trường hợp này Cross Docking được xem như là một cách để giảm chi phí giữ hàng tồn kho.

Thứ hai: Đối với một số nhà bán lẻ khác hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thì Cross Docking được xem như một cách làm giảm các chi phí vận tải. Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ có thể nhận lô hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp sử dụng dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL) hay theo từng lô hàng lẻ. Tuy nhiên, điều này làm cho chi phí vận tải hàng hóa đầu vào gia tăng quá mức (do số lượng phương tiện cao kéo theo sự gia tăng của các chi phí như xăng dầu, chi phí sửa chữa và nâng cấp phương tiện, chi phí nhân công…). Cross Docking là cách để gom các lô hàng này lại với nhau nhằm đạt một số lượng phương tiện nhất định nhằm làm giảm chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

Các loại Cross Docking

Thuật ngữ “Cross Docking” đã được sử dụng để mô tả các loại hoạt động khác nhau, tất cả đều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng. Napolitano (2000) đã đề xuất phương án phân loại Cross Docking sau đây:

Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ và thu gom các nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất. Ví dụ, một nhà sản xuất có thể thuê một nhà kho gần nhà máy của họ, và sử dụng nó để chuẩn bị cho việc lắp ráp hay thu gom các thành phần cần thiết của từng bộ phận lại với nhau. Bởi vì nhu cầu của từng bộ phận được biết trước, dựa trên đầu ra của một hệ thống MRP ( hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất) nên không cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định.

Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận. Ví dụ, các bộ phận máy tính của các nhà phân phối có thể tìm nguồn linh kiện từ các nhà cung cấp khác nhau và kết hợp chúng thành một lô hàng duy nhất cho khách hàng.

Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Hoạt động này kết hợp các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ nhằm lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale).

Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Quá trình này liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra cho một số cửa hàng bán lẻ.

Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Có thể sử dụng ở bất kì kho hàng nào, chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước ví dụ như một đơn đặt hàng của khách hàng.

Lựa chọn sản phẩm cho Cross Docking

Nói chung, một sản phẩm là được xem phù hợp cho Cross Docking nếu nhu cầu của nó đáp ứng hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu là không chắc chắn Cross Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu.

Bên cạnh có biến động thấp, nhu cầu cho sản phẩm phải đủ để đảm bảo các lô hàng được giao thường xuyên vì nếu nhu cầu là quá thấp, việc giao hàng thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng chi phí vận tải đầu vào, và các kho hàng sẽ phải lưu trữ tốt hơn.

Dưới đây là danh sách một số loại sản phẩm phù hợp với Cross Docking:

Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức.
Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng.
Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường.
Các loại sản phẩm bán lẻ chủ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động thấp.
Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.
Mối quan hệ giữa Cross docking và chuỗi cung ứng
Từ góc độ quản lý, Cross Docking là một hoạt động kinh doanh phức tạp, liên quan đến sự phối hợp rộng rãi giữa các nhà phân phối và nhà cung cấp và khách hàng của mình.

Thực hiện một hoạt động Cross Docking có nghĩa là các đối tác trong kênh sẽ trải qua việc tăng chi phí, hoặc một vài trở ngại trong suốt quá trình thực hiện.

Về phía cung, các nhà cung cấp có thể được yêu cầu việc cung cấp các lô hàng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, bên cạnh đó còn phải dán nhãn giá hoặc mã vạch (nếu cần thiết). Về phía cầu, khách hàng có thể được yêu cầu đặt hàng vào một số ngày nhất định, hoặc cho phép lead time giao hàng nhiều hơn một vài ngày. Tất cả các yêu cầu này dẫn đến việc gia tăng thêm một số chi phí và gia tăng sự phối hợp giữa các đối tác kênh.

Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác phát sinh như: Yêu cầu về gia tăng chất lượng trong việc tiếp nhận (Bởi vì mục đích của Cross Docking là ngay lập tức chuyển sản phẩm cho xe đầu ra nên không có thời gian để kiểm tra chất lượng). Yêu cầu về giao tiếp ngày càng tăng giữa các đối tác trong kênh cũng là một trở ngại lớn. Cách phổ biến nhất để giải quyết các cầu này là thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN LIÊN QUAN