Thứ sáu, Tháng chín 13, 2024
spot_img
HomeHỏi đápPhân loại kho bãi trong logistics

Phân loại kho bãi trong logistics

Nội Dung Chính

Phân loại kho bãi trong logistics và những điều cần biết

Bạn đang thắc mắc về kho bãi trong logistics? Bạn cần giải đáp?

Bạn là nhà kinh doanh xuất hay nhập khẩu? Và đang tìm hiểu chức năng từng kho bãi?

Hãy đọc ngay bài viết của EMS Việt Nam dưới đây để được giải đáp thắc mắc của bạn!

Vậy kho bãi là gì?

Khái niệm kho bãi hay kho hàng (warehouse) trong logistics được dùng để chỉ nơi lưu trữ và bảo quản sản phẩm; các bán thành phẩm và thành phẩm nhằm mục đích cung ứng cho khách hàng nhanh chóng với chi phí thấp nhất khi có yêu cầu. Ngoài ra, nhiệm vụ của kho bãi còn bao gồm việc cung cấp thông tin về vị trí, tình trạng và điều kiện lưu trữ của các loại hàng hóa.

Đối với các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn; việc có những kiến thức cơ bản về kho bãi sẽ giúp ích cho việc định hướng khi chọn các dịch vụ kho bãi hoặc chuẩn bị các thủ tục, chi phí thuê kho. Đối với nhân viên quản lý kho; đây là những kiến thức cần phải có trước khi bắt đầu công việc.

Phân loại kho bãi trong logistics
Chức năng của kho bãi

Trong ngành logistics, có các loại kho cơ bản sau

a) Kho CFS

Đây chính là khu vực kho; bãi được sử dụng để thực hiện tất cả các loại hoạt động thu gom, chia, tách riêng hàng hóa của rất nhiều chủ hàng vận chuyển chung container.

Thủ tục hải quan

– Hàng hóa nhập khẩu được đưa vào CFS là loại hàng hóa chưa làm xong thủ tục hải quan; đang phải chịu mọi sự giám sát; quản lý của các cơ quan hải quan.

– Hàng hóa xuất khẩu được đưa vào CFS chính là hàng hóa làm xong thủ tục hải quan; hoặc hàng hóa đã được đăng ký tờ khai hải quan tại các Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhưng với việc kiểm tra thực tế hàng hóa đều được thực hiện tại CFS.

 Các loại dịch vụ được thực hiện

– Đóng gói hàng hóa; đóng gói lại, sắp xếp; sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu.

– Hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các địa điểm thu gom hàng lẻ trong cảng để chia tách; đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

– Chia tách các lô hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.

– Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong thời gian lưu giữ.

 Kho CFS mang lại thuận lợi

– Trường hợp doanh nghiệp có nhiều lô hàng lẻ; muốn bán cho nhiều khách hàng tại cùng một nước đến thì CFS là nơi giúp các doanh nghiệp thu gom hàng lẻ thành một lô lớn đóng đầy container để làm thủ tục xuất khẩu; sẽ tiết kiệm được chi phí.

– Là nơi nhiều chủ hàng nhập khẩu cùng khai thác chung một vận đơn vận tải hàng nhập khẩu sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuận tiện làm thủ tục nhập khẩu.

b) Kho Ngoại Quan

Đây chính là khu vực kho bãi được ngăn cách với nhau tại khu vực xung quanh để tạm lưu trữ, bảo quản hoặc thực hiện với các dịch vụ đối với các loại hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nước đưa vào trong kho theo các hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Thủ tục hải quan chính là các hàng hóa, phương tiện vận tải ra, vào hoặc được lưu trữ, bảo quản trong kho ngoại quan cần phải làm các thủ tục hải quan; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

– Gia cố, chia gói, đóng gói hàng bao bì; phân loại sản phẩm hàng hóa; bảo dưỡng hàng hóa.

– Làm các thủ tục hải quan với hàng hóa đưa ra; đưa vào kho ngoại quan.

– Vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu vào kho ngoại quan; từ kho ngoại quan ra cửa khẩu và từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác.

– Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

Lợi ích kho ngoại quan mang lại

– Hàng hóa của các doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu từ nước ngoài nhờ được đưa vào thị trường trong nước; chưa cần phải nộp thuế nhập khẩu.

– Doanh nghiệp cần làm các dịch vụ kho ngoại quan dễ bố trí sắp xếp hàng hóa khoa học sẽ được giảm chi phí và thời gian; doanh nghiệp khi gửi hàng tại kho ngoại quan cũng khá dễ dàng theo dõi về tình trạng hàng hóa của mình khi đang gửi tại kho.

Những loại dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan

Các chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc có thể ủy quyền cho chủ kho ngoại quan thực hiện với các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:

c) Loại kho hàng bảo thuế

Kho hàng bảo thuế đều được thành lập để lưu trữ các nguyên liệu nhập khẩu nhằm cung ứng cho việc sản xuất của chính các doanh nghiệp kho bảo thuế. Nguyên liệu trong việc nhập khẩu đều được đưa vào kho bảo thuế chưa phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.

Điều kiện để thành lập kho bảo thuế

– Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của pháp luật.

– Có tỷ lệ về xuất khẩu ít nhất là 50% sản phẩm với doanh nghiệp sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu gửi cho bảo thuế.

– Không hề có nợ thuế thuế thuộc vào diện phải cưỡng chế.

– Có hệ thống về sổ sách; chứng từ theo dõi cho việc xuất khẩu; xuất kho, nhập kho một cách đầy đủ, chặt chẽ nhất theo quy định của pháp luật. Chấp hành tốt tất cả các quy định của pháp luật; quan hệ về kinh doanh, tài chính và tín dụng phải rõ ràng.

– Kho cần phải được đặt tại khu vực thuận lợi cho việc quản lý; giám sát của hải quan.

 Nguyên tắc trong việc lưu trữ hàng hóa trong kho bảo thuế

– Các doanh nghiệp cần phải được lưu trữ cả nguyên phụ liệu nhập khẩu trong việc sản xuất hàng xuất khẩu; tiêu thụ trong nước trong kho bảo thuế; nhưng phải để tách riêng biệt theo từng loại; hải quan quản lý riêng từng loại. Trong suốt quá trình sản xuất; doanh nghiệp có thể chuyển một phần nguyên liệu từ các phụ liệu từ loại này sang các loại khác; nhưng cần phải làm bằng văn bản đề nghị Hải quan địa phương và chấp hành về đúng theo tỷ lệ xuất khẩu đã được đăng ký.

– Khi đã được nhập khẩu nguyên liệu phụ liệu; thì người gửi hàng không cần thiết phải tách riêng các chứng từ; hàng hóa thành ra hai loại khác nhau; mà có thể sử dụng với một lô hàng chung cho tất cả 2 loại hình. Nhưng khi đã làm thủ tục nhập khẩu thì cần phải lập tờ khai riêng cho từng loại.

– Hàng hóa nhập khẩu khi được đưa vào kho bảo thuế sẽ không được bán tại thị trường Việt Nam. Với trường hợp được Bộ Thương mại cho phép bán vào thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp cần phải nộp thuế nhập khẩu; các loại thuế khác theo yêu cầu của pháp luật.

Thuận lợi của kho bảo thuế: Với những doanh nghiệp có lượng hàng hóa được XNK lớn; nhập khẩu hàng hóa theo các loại hình sản xuất xuất khẩu thì việc thành lập kho bảo thuế sẽ được phục vụ kịp thời về nhu cầu lưu trữ nguyên liệu; vật tư được đưa vào phục vụ sản xuất.

Cross Docking

Đây chính là chính là một trong những kỹ thuật Logistics nhằm loại bỏ được chức năng lưu trữ; thu gom các đơn hàng của cả một kho hàng; mà vẫn cho phép thực hiện được các chức năng tiếp nhận và gửi hàng hóa. Ý tưởng này trong kỹ thuật chính là việc chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer tới các trailer đi; nhằm bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian. Tất cả các lô hàng thường chỉ mất tầm một ngày tại Cross Dock và đôi khi sẽ chưa tới 1 giờ. Bởi vậy; chúng sẽ cắt giảm được các chi phí cũng như việc tăng gia hiệu quả khác thác hoặc nhận hàng hóa lưu trữ ngay lúc đó sẽ được tiếp xúc trực.

Phân loại kho bãi trong logistics
Cross Docking trong logistics là gì?

Tất cả các loại hàng hóa phù hợp cho Cross Docking nếu đáp ứng với nhu cầu tại hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu đó không chắc chắn Cross Docking sẽ rất khó để thực hiện được bởi chúng khá khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu.

Thêm vào đó; với biến động thấp; nhu cầu cho các sản phẩm phải đáp ứng đủ đảm bảo các lô hàng giao được thường xuyên; bởi nếu nhu cầu quá thấp; việc giao hàng thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng bị gia tăng chi phí vận tải đầu vào; và cá kho hàng sẽ phải lưu trữ tốt hơn.

Một trong số các sản phẩm được lưu trữ như: các mặt hàng dễ bị hư hỏng luôn đòi hỏi vận chuyển ngay lập tức; các mặt hàng có chất lượng cao mà không cần kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình nhận hàng; sản phẩm đã được gắn thẻ bar code; RFID; có dãn nhãn và sẵn sàng cho việc bán hàng cho khách.

Vai trò của kho bãi

Đối với mỗi ngành nghề; kho bãi sẽ có những vai trò và lợi ích khác nhau, song nhìn chung; quản trị kho bãi tốt sẽ đem lại những lợi ích:

  • Giảm chi phí cho các quá trình sản xuất; vận chuyển, phân phối hàng hóa
  • Đảm bảo nguồn cung; nguyên liệu kịp thời khi khách hàng có nhu cầu hoặc để duy trì các hoạt động sản xuất
  • Bảo quản, làm giảm thiểu sự hao hụt; hư hỏng của các nguyên vật liệu

Hệ thống các kho này phải đảm bảo thực hiện tốt những chức năng như

      • Đảm bảo chất lượng hàng hóa được lưu trữ.
      • Hỗ trợ cho sản xuất; đáp ứng tốt khi có nhu cầu.
      • Gom hàng.
      • Tách hàng thành nhiều lô nhỏ hơn.

Trên đây là tất cả những thông tin về các loại kho hàng trong Logistics, mà được EMS Viet Nam đã tổng hợp lại; mong rằng với những thông tin này giúp ích cho bạn phần nào trong việc lựa chọn kho hàng lưu trữ hàng hóa của mình. 

Nếu trong quá trình nhập hàng hóa gặp rắc rối vấn đề gì hãy liên hệ ngay tới HOTLINE chúng tôi để được tư vấn cụ thể. EMS Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa một các nhanh chóng, giá tốt và uy tín nhất. Xin hân hạnh được hợp tác với Quý Khách và doanh nghiệp 

ems
ems
Chuyên dịch vụ chuyển phát nhanh EMS Vietnam Logistics, giao nhận hàng hóa, trong nước và Quốc tế tới 193 nước trên quốc tế bao gồm: hàng hóa, bưu kiện, thư tín, bưu phẩm, thời gian giao hàng nhanh uy tín và chuyên nghiệp
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN LIÊN QUAN