1. Hàng có chất liệu thủy tinh, gốm sứ như: lọ hoa, cốc chén, tượng sứ, bóng đèn.
Nên sử dụng giấy bọt khí (hay còn được gọi là giấy gói Bubble, loại giấy có khả năng đàn hồi chống va đập cao) và sử dụng thùng cartoon để đóng gói bên ngoài.
Cách đóng gói: Dùng giấy bọt khì bọc quanh toàn bộ sản phẩm, chú ý các góc cạnh đều cần được bọc kín. Khi xếp nhiều hàng hóa nhỏ trong cùng gói hàng thì nên tách riêng và bọc từng mặt hàng riêng sau đó mới xếp vào thùng cartoon. Cuối cùng dán băng dính kín miệng hộp Cartoon.
Đảm bảo các sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung, lắc do va đập truyền từ bên ngoài vào.
2. Các bình, chai lọ chứa chất lỏng
Cách đóng gói: chai lọ phải được bịt kín, dùng băng dính (hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm) quấn quanh miệng chai , đảm bảo chất lỏng không bị chảy ra ngoài (cả kể khi dốc ngược chai lọ).
Tốt nhất nên bảo quản các bình, lọ chất lỏng này trong thùng gỗ hín hoặc thùng thiếc có khoảng trống ở giữa để chèn vật liệu hút chất lỏng (mùn cưa) đảm bảo hút hết chất lỏng trong trường hợp bình, lọ bên trong bị vỡ.
Nếu đựng nhiều chai lọ trong cùng 1 thùng thì sử dụng xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí… lấp đầy khoảng trống bên trong thùng cartoon để các chai lọ không bị va đập vào nhau khi vận chuyển
3. Điện tử như: điện thoại, máy vi tính, laptop, máy ảnh…
Sử dụng chất liệu đệm là miếng bọt được làm từ chất liệu polyetylen (PE), polyuretan (PU) hoặc giấy gói Bubble.
Dùng giấy đệm bọc quanh sản phẩm, dùng băng dính cố định chặt các góc quấn giấy bọ. Sau đó dùng thùng cactoon bọc phía ngoài.
Không nên sử dụng thùng cartoon có kích thước lớn hơn quá nhiều so với hàng hóa. Sử dụng các vật chèn vào giữa sản phẩm với thùng cartoon để đảm bảo sản phẩm không bị xê dịch trong hộp trong quá trình vận chuyển
4.Hàng hóa có thể cuộn tròn như: tranh vẽ, bản đồ…
Cuộn tròn sản phẩm lại rồi cho vào ống nước (chất liệu nhựa) hoặc cuộng tranh, bản đồ… với các ống tròn bằng bìa cartoon cứng). Sau đó bịt kín 2 đầu bằng băng dính.
5.Các hàng hóa khác:
Chọn thùng cartoon có kích thước phù hợp với hàng hóa. Lưu ý sử dụng các vật liệu gói hàng chuyên dụng để đảm bao hàng hóa không bị di chuyển bên trong thùng hàng
Hàng dễ vỡ nên đặt cách nhau và chèn tấm bọt vào giữa để tránh các góc, cạnh, mặt trên và mặt dưới thùng.
Với những hàng hóa như quần áo thì có thể chỉ cần bọc bằng túi nilon sau đó dùng băng dính bọc kín gói hàng
Một vài nguyên tắc nên chú ý
– Gói hàng phải có 1 bề mặt nhẵn, phẳng để đảm bảo dán được bill gửi (có in thông tin người nhận và người gửi) lên trên.
– Không nên sử dụng giấy, vải để đóng gói. Nên sử dụng băng dính để dán bên ngoài thùng, không nên dùng dây thừng, dây vải … để buộc hàng.
– Nếu hàng hóa có hóa đơn hoặc các giấy tờ hướng dẫn sử dụng thì nên bỏ vào phía bên trong thùng hàng trước khi đóng gói chứ không dán bên ngoài thùng.